Nhưng ngày nay theo như hồ sơ của CSQT thì ông Nguyễn Tất Thành giả danh CSQT để kêu gọi hợp nhất 2 đảng, đó là Đông Dương Cọng sản Đảng của Ngô Gia Tự và An Nam Cọng sản Đảng của Hồ Tùng Mậu. Sau đó ông mới báo cáo cho CSQT nhưng CSQT không chấp nhận và chỉ thị Trần Phú lập ra Đảng Cọng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 1930 tại Hồng Kông....

pacbo

“Sử gia” Trần Huy Liệu

Nhà báo kỳ cựu Trần Huy Liệu, cựu đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, quen biết với ông Trường Chinh thời cùng nhau ra tờ báo Đời Nay tại Hà Nội vào năm 1938. Và cũng nhờ sự quen biết đó mà tháng 8 năm 1945 ông Liệu được Trường Chinh mời lên Tân Trào để tham dự Đại hội Quốc dân với tư cách đại diện cho Quốc dân Đảng.

Tại Tân Trào ông Liệu tay bắt mặt mừng với ông Hồ Chí Minh là người vào năm 1939 có gởi bài đăng trên báo Đời Nay của ông Liệu với bút hiệu là Lin. Sau đại hội Tân Trào ông Liệu theo ông Hồ Chí Minh về Hà Nội và được sắp xếp làm Phó chủ tịch cho Chính phủ Lâm thời của ông Hồ Chí Minh để chứng tỏ chính phủ của Mặt trận Việt Minh có đủ mọi thành phần, mọi tổ chức chính trị, trong đó có cả Quốc dân Đảng (Trần Huy Liệu), Đảng Dân Chủ (Cù Huy Cận), Lực lượng Thanh Niên Tiền Phong ( Phạm Ngọc Thach ). Sau này có ông Huỳnh Thúc Kháng làm phó cho ông Hồ Chí Minh thì ông Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền.

Nhưng tới thời Cải cách ruộng đất 1953 thì cố vấn La Quý Ba bắt ông Liệu thôi giữ chức Bộ trưởng Thông tin vì lý do ông là một đảng viên Quốc dân Đảng. Người ta giao cho ông một công việc có tính cách ngồi chơi xơi nước, đó là Trưởng ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, hằng ngày đi nói chuyện la cà với những cán bộ lão thành của Mặt trận Việt Minh để thu thập thông tin, viết lại thành một bộ sử của Đảng CSVN. Dĩ nhiên tất cả đều căn cứ vào trí nhớ hơi hoang đường của các nhân vật trong cuộc.

Đến khi về tiếp thu Hà Nội vào năm 1954 thì ông Trần Huy Liệu mới có thêm một mớ tài liệu của mật thám Pháp. Và khi bắt đầu viết bộ sử của ĐCSVN thì ông phải căn cứ vào một tài liệu cơ bản của Việt Minh, đó là quyển “Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” do ông Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, phát hành năm 1948 dưới tên Trần Dân Tiên. Sau đó là quyển sách “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” cũng của ông Hồ Chí Minh dưới tên T.Lan, phát hành năm 1960. Từ đó cho tới khi ông Liệu mất vào năm 1969 thì ông đã hoàn thành một bộ Lịch sử Đảng chỉ căn cứ theo các lời kể.

Đến năm 1976 có sự trành giành ảnh hưởng giữa phe ông Lê Duẩn và phe ông Trường Chinh cho nên ông Duẩn khuyến khích một số hồi ký ra đời, trong đó quan trọng nhất là tập hội ký Đầu Nguồn của các ông Hoàng Quốc Việt, Đặng Văn Cáp, Cao Hồng Lãnh, Lê Tùng Sơn, Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, v.v… Theo tập hồi ký này thì nguồn gốc của Ban chấp hành ĐCSVN có hơi khác với tài liệu của ông Trần Huy Liệu. Rồi đến năm 1986 hồi ký “Giọt Nước Trên Biển Cả” của Hoàng Văn Hoan ra đời thì toàn bộ tập “Lịch sử Đảng” của ông Trần Huy Liệu cần phải viết lại.

Theo như Trần Dân Tiên và T.Lan thì năm 1930 ông Nguyễn Tất Thành đang ở Thái Lan nghe tin ở Việt Nam có tới 3 đảng Cọng sản cho nên ông kêu lãnh đạo cả 3 đảng sang Hồng Kông rồi ông đứng ra thống nhất 3 đảng thành Đảng Cọng sản Việt Nam; vậy ông là người lập ra ĐCSVN.

Nhưng ngày nay theo như hồ sơ của CSQT thì ông Nguyễn Tất Thành giả danh CSQT để kêu gọi hợp nhất 2 đảng, đó là Đông Dương Cọng sản Đảng của Ngô Gia Tự và An Nam Cọng sản Đảng của Hồ Tùng Mậu. Sau đó ông mới báo cáo cho CSQT nhưng CSQT không chấp nhận và chỉ thị Trần Phú lập ra Đảng Cọng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 1930 tại Hồng Kông. Rồi 2 tháng sau thì CSQT để nghị Trần Phú đổi tên ĐCSVN thành Đảng Cọng sản Đông Dương. Như vậy ông Nguyễn Tất Thành không phải là người lập ra Đảng Cọng sản Việt Nam.

Việt Minh hội

Cũng theo Trần Dân Tiên và T.Lan thì sau khi ĐCSVN được thành lập, ông Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Hồng Kông bắt năm 1931và sau đó “mất tích” trong 8 năm. Nhưng ngày nay hồ sơ của CSQT tại Mạc Tư Khoa được giải mật cho thấy ông bị bắt hơn 2 năm, sau đó ông ra tù và chạy về Nga, nhưng tại Nga ông bị Hà Huy Tập gởi thư tố cáo ông bán các đồng chí của mình cho nên ông bị kỷ luật cho đến năm 1938 CSQT mới được tha khỏi diện kỷ luật và tống ông về làm việc cho quân đội của Mao Trạch Đông ( Hồ sơ CSQT ).

Trong quân đội Trung Cọng ông lấy tên là Hồ Quang, làm sĩ quan tâm lý chiến với quân hàm thiếu tá. Được gần 1 năm thì chiến tranh Thế giới 2 bùng nổ ( Tự truyện của ông HCM dưới tên T.Lan ).

– Khi chiến tranh bùng nổ, 1939, thì tại thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam của Trung Hoa có một đảng Cọng sản của người Việt Nam gồm có 3 người là ông Phùng Chí Kiên, Vũ Anh và Hoàng Văn Hoan ( Hồi ký của Vũ Anh và hồi ký của Hoàng Văn Hoan ).

– Sau khi chiến tranh bùng nổ, cũng tại thành phố Côn Minh, có 3 người Việt không Cọng sản mới đến Côn Minh tị nạn chính trị. Đó là các ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp và ông Cao Hồng Lãnh. ( Hồi ký của Đặng Văn Cáp và Vũ Anh ).

– Tháng 5 năm 1940, tại Côn Minh, 3 ông Cộng sản họp với 3 ông không Cọng sản làm thành một nhóm 6 người, mưu tính chuyện lợi dụng chiến tranh thế giới mà “dựng cờ khởi nghĩa”, làm nên “nghiệp lớn” tại Việt Nam.

– Tháng 10 năm 1940 có thêm ông Cọng sản Nguyễn Tất Thành gia nhập nhóm 6 người, làm thành nhóm 7 người. Rồi lập ra một đảng chính trị gồm 7 người, lấy tên là Việt Nam Độc Lập Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Minh ( Hồi ký Hoàng Văn Hoan ).

– Cùng thời gian này tại thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam của Trung Hoa có một tổ chức chính trị của người Việt lưu vong là Nhóm Thiết Huyết do Trần Ngọc Tuân lãnh đạo. Đây là một chi nhánh của Việt Nam Quốc Dân đảng ly khai : Sau cuộc khởi nghĩa tại Yên Bái thất bại, một số đồng chí của Nguyễn Thái Học trong VNQDĐ chạy sang Trung Hoa lập lại một chi nhánh VNQDĐ lưu vong, do Nguyễn Thế Nghiệp và Vũ Hồng Khanh lãnh đạo.

Đến năm 1935 chi nhánh VNQDĐ lưu vong chia ra làm hai, số đông theo lãnh tụ Vũ Hồng Khanh tiếp tục hoạt động chính trị cho VN tại tỉnh Quảng Tây, Hoa Nam. Một nhánh nhỏ do Nguyễn Thế Nghiệp lãnh đạo tuyên bố ly khai khỏi tổ chức của Vũ Hồng Khanh, hoạt động chính trị cho VN tại thành phố Côn Minh.

Năm 1936 Nguyễn Thế Nghiệp trở về Việt Nam thành lập Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng, những người còn lại do Trần Ngọc Tuân và Bùi Quang Minh lãnh đạo đã đổi danh xưng thành Nhóm Thiết Huyết, tiếp tục hoạt động chính trị cho VN tại Côn Minh.

Tháng 10 năm 1940 Nhóm Thiết Huyết sát nhập vào Việt Minh Hội với những nhân vật lãnh đạo nổi tiếng sau này như Trần Ngọc Tuân ( Sau này là Thứ trưởng bộ Thông tin của chính phủ Việt Minh ), Bùi Quang Minh ( Sau này là thứ trưởng bộ Nội vụ của chính phủ Việt Minh ), Lê Tùng Sơn ( Thiếu tướng trong quân đội VM ), Vương Thừa Vũ ( Trung tướng trong Quân đội CSVN )…

Đại hội dựng lại đảng tại Pác Bó

– Cũng tháng 10 năm 1940 tại Việt Nam có 4 ông đảng viên của Đảng Cọng sản Đông Dương bị mật thám Pháp rượt chạy về Pác Bó, biên giới Việt Trung. Đó là các ông Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

– Tháng 1 năm 1941, 3 ông Cọng sản tại Trung Hoa do ông Nguyễn Tất Thành dẫn đầu , xưng là Nguyễn Ái Quốc đại diện của CSQT, về Pác Bó tiếp xúc với 4 ông Cọng sản ĐCSĐD. Đối lại nhóm 4 người ở Pác Bó xưng là Ban chấp hành Trung ương Đảng Cọng sản Đông Dương, do ông Đặng Xuân Khu là Quyền Tổng bí thư.

– Ngày 19 tháng 5 năm 1941, 7 ông Cọng sản đang có mặt tại Pác Bó kêu ông Hạ Bá Cang ( Hoàng Quốc Việt ) đến Pác Bó để mở Đại hội Trung ương ĐCSĐD ( Sau này người ta tính là Đại hội Trung ương kỳ 8 của Khóa 1 đại hội toàn quốc ). Ông Hạ Bá Cang tham dự với tư cách là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Trong đại hội các ông bầu Đặng Xuân Khu làm Tổng bí thư và lấy lại tên đảng là Đảng Cọng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Tất Thành làm cố vấn bởi vì ông là Đại diện của CSQT, 6 ông còn lại là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương.

– Tháng 7 năm 1942 Ông Nguyễn Tất Thành trở lại Trung Hoa để tìm cách “đãi thời đột nội” ( Chờ thời trở về nước cướp chính quyền ) một lần nữa. Nhưng không may ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì nghi ông là gián điệp của Nhật.

Sở dĩ họ nghi bởi vì trong người của ông có 3 văn bản mù mờ: 2 giấy giới thiệu của cơ quan Tân văn xã thuộc ĐCS Trung Hoa và 1 giấy “sự vụ lệnh” của chính quyền Tưởng Giới Thạch cấp cho công dân Hồ Chí Minh. ( Hồ Chí Minh là tên trên giấy tờ của ông Hồ Học Lãm, ông qua đời vào đầu năm 1942; đến khi ông Nguyễn Tất Thành trở lại Trung Hoa vào tháng 5 thì người nhà của ông Lãm đưa giấy tờ hợp pháp của ông Lãm cho ông Thành sử dụng, từ đó ông Thành nấp dưới cái tên Hồ Chí Minh để che giấu lý lịch thật của mình ).

Trong thời gian ông Thành bị giam thì tại Nga Stalin cho giải tán đảng Cọng sản Quốc tế để bắt tay liên minh với Hoa Kỳ và Anh, Pháp để cùng nhau chống Đức, Nhật. Nhờ đó mà chính quyền Tưởng Giới Thạch ra lệnh thả tất cả những người bị giam giữ vì hoạt động cho Cọng sản. Ông Nguyễn Tất Thành được ông Nguyễn Hải Thần, Chủ tịch của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, bảo lãnh ra khỏi nhà tù và mời ông tham gia VNCMĐMH. Sau đó ông được Tướng Tiêu Văn của Quốc Dân Đảng Trung Hoa đề nghị giúp ông trở về VN để bắt liên lạc với các tổ chức kháng chiến trong vùng Việt Bắc.

Thành lập Mặt trận Việt Minh

– Tháng 11 năm 1944 ông Nguyễn Tất Thành tái xuất hiện tại Pác Bó với tên mới là Hồ Chí Minh, ông theo lệnh của tình báo OSS Hoa Kỳ về Cao Bằng mộ quân cho cơ quan tình báo của quân đội Hoa Kỳ tại Hoa Nam. Ông kêu gọi nhóm Cọng sản Pác Bó ( Chỉ còn 5 ông vì Phùng Chí Kiên và Hoàng Văn Thụ đã bị Pháp giết chết ) và nhóm Đồng minh Hội ( Gồm có Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Văn Cáp, Cao Hồng Lãnh, Hoàng Sâm và Lê Quảng Ba ) hãy tham gia cùng ông dựng cờ làm nên đại sự một lần nữa, bởi vì Stalin đã bắt tay với Mỹ cho nên giờ đây ông ta giúp Mỹ và Nga đánh Nhật.

Lúc này ông Hồ Chí Minh có mang theo tiền và 18 cán bộ quân sự người Việt đã được Tưởng Giới Thạch huấn luyện tại Trường sĩ quan Đại Kiều ( Tài liệu của Tưởng Vĩnh Kính, Hồi ký của Trần Trọng Kim, Hoàng Văn Hoan và của Trung tá OSS Patti ). Các ông thành lập “Mặt trận Việt Minh”, tức là liên minh giữa Việt Minh Hội của ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN của Đặng Xuân Khu, bầu ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. ( Lúc này Việt Minh Hội có thêm nhóm Thiết Huyết do Trần Ngọc Tuân lãnh đạo ).

– Tháng 5 năm 1945 toàn bộ nhóm Cọng sản ở Pác Bó cùng với nhóm Đồng minh Hội và toán tình báo OSS của Hoa Kỳ di chuyển về Tân Trào thuộc tỉnh Tuyên Quang để lập căn cứ huấn luyện biệt kích cho quân đội Hoa Kỳ ( Hồi ký của Trung tá OSS Patti ).

BÙI ANH TRINH

Next Post Previous Post